Nguyên tắc hoạt động Máy thu thanh đổi tần


Một chiếc máy thu thanh đổi tần thực nghiệm năm 1923

Mạch vào

Đây là mạch đầu tiên của máy thu đổi tần,có chức năng thu sóng.Thông thường,các máy thu thanh có hai băng tần trở lên thì mạch vào được chia làm hai phần:thu sóng điều tần(FM) và thu sóng điều biên(AM).Ở phần thu điều tần thì sử dụng ăng ten.

Mạch khuếch đại cao tần

Các tín hiệu cao tần sau khi thu vào sẽ đượ đưa vào mạch khuếch đại. Mục đích là để tín hiệu có cường độ đủ lớn đưa vào mạch trộn tần.

Mạch dao động nội và trộn tần

Tại mạch này,sẽ tạo ra tần số dao động nội(fn).Tín hiệu thu vào(fo) được cho trộn lại với nhau,lúc này ngoài hai tín hiệu trên còn xuất hiện tín hiệu tổng(fn+fo) và hiệu(fn-fo),ta chỉ cần thu tín hiệu hiệu.Đối với sóng AM ta chọn fn>fo,còn với FM chọn fn<fo.Ví dụ,máy thu thu vào tần số 1000 kHz thì mạch dao động nội tạo ra tần số 1455 kHz thì fn-fo=455 kHz đây là tín hiệu trung tần của phần thu AM,còn đối với FM là 10,7 MHz.Vì vậy,cần chỉnhtụ xoay chỉnh tần số ở mạch vào cùng lúc với tụ xoay quyết định dao động ở mạch dao động nội và trộn tần để tín hiệu trung tần bằng hằng số.

Mạch khuếch đại trung tần

Khuếch đại tín hiệu trung tần đến giá trị đủ lớn để tách sóng.

Mạch tách sóng

Tách tín hiệu âm tần ra khỏi tín hiệu cao tần.

Mạch khuếch đại âm tần